Thót tim ‘ninja’ xe đạp điện vượt đèn đỏ, suýt chết dưới bánh xe container
Bộ phim One To One: John & Yoko (do Kevin Macdonald và Sam Rice-Edwards đồng đạo diễn) hé lộ câu chuyện đầy biến động đã ám ảnh John Lennon và Yoko Ono trong nhiều thập kỷ. Ngày 21.1.2025, Magnolia Pictures thông báo mua lại bản quyền phát hành bộ phim tại Bắc Mỹ, sau đó công bố ngày phát hành là 11.4 tới tại các rạp chiếu, cũng như kế hoạch phát hành trực tuyến vào cuối năm nay.Bộ phim ghi lại hành trình không ngừng nghỉ của Yoko để đoàn tụ với con gái mình, Kyoko, người bị chồng đầu tiên của bà là Anthony Cox bắt cóc vào năm 1971, khiến bà phải chi tới 2 triệu USD cho cuộc truy đuổi.Trong một cuộc phỏng vấn năm 2003, Ono bày tỏ: "Mất con gái là nỗi đau rất lớn. Luôn có một khoảng trống nào đó trong tim tôi".Ono kết hôn với Cox vào mùa hè năm 1963 và chào đón Kyoko đến với thế giới chỉ 2 tháng sau đó.Khi bà cân bằng giữa thiên chức làm mẹ và những nỗ lực nghệ thuật, mối quan hệ của cặp đôi này phát triển thành một mối quan hệ hợp tác sáng tạo. Cuộc hôn nhân của họ bên bờ vực thẳm vào thời điểm John Lennon lần đầu tiên tham dự một trong những triển lãm cá nhân của Yoko, năm 1966.2 năm sau, cả Ono và Lennon đều chia tay mối quan hệ cũ để bắt đầu chuyện tình lãng mạn.Ban đầu, cuộc chia tay của Ono diễn ra trong hòa bình, cặp đôi thậm chí còn nảy sinh ý định thành lập một ban nhạc với bạn gái mới của Cox là Melinda Kendall. Tuy nhiên, căng thẳng leo thang đáng kể sau một vụ tai nạn xe hơi liên quan đến John Lennon khi đang đi nghỉ với Ono và con trai của họ - Sean.Vụ việc khiến cả hai phải nằm viện 5 ngày, khiến mối quan hệ gia đình phức tạp hơn.Do không có thỏa thuận nuôi con chính thức nào được đưa ra, Cox ngày càng lo lắng, khăng khăng đòi có mặt trong những lần Lennon và Ono đến thăm Kyoko.Đến năm 1971, ông thực hiện biện pháp quyết liệt, bắt cóc Kyoko và chạy trốn đến Majorca, nơi ông đang học thiền. Khi Lennon và Ono đến đó để tìm, Cox đã cáo buộc cả hai cố gắng bắt cóc Kyoko, dẫn đến việc họ bị cảnh sát bắt giữ trong thời gian ngắn.Sau cuộc đối đầu, Cox chuyển đến Mỹ, gây ra một cuộc chiến giành quyền nuôi con gay gắt.Bất chấp phán quyết của tòa án trao quyền nuôi con cho Ono và Lennon với điều kiện họ phải ở lại Mỹ, Cox một lần nữa bỏ trốn cùng Kyoko và cắt đứt quan hệ với Ono trong 23 năm.Sống trong nỗi sợ bị bắt, Cox đã sử dụng danh tính giả trong khi ẩn náu với tư cách là thành viên của một tổ chức tôn giáo ít người biết đến.Khi nhớ lại tuổi thơ của mình, Kyoko (hiện 61 tuổi) kể lại vào năm 2003: "Mẹ nói rằng bà sẽ không đẩy cha vào tù, nhưng khi còn nhỏ, tôi không biết điều gì sẽ xảy ra. Tôi đã bảo vệ cha. Cha tôi gặp rất nhiều vấn đề, nhưng tôi là đứa con duy nhất của ông. Thật đau đớn khi mất mẹ, nhưng tôi cũng yêu cha mình".Ono đau buồn vì sự vắng mặt của Kyoko, bà tìm nhiều cách để liên lạc, bao gồm cả lời kêu gọi chân thành trên chương trình The Mike Douglas Show năm 1972, trong đó bà nói: "Nếu Kyoko đang xem, mẹ muốn con biết rằng mẹ yêu con, và nếu con nhớ mẹ, con có thể liên lạc với mẹ".Thật đáng buồn, Lennon không bao giờ có cơ hội đoàn tụ với Kyoko trước khi ông qua đời vào năm 1980.Sau vụ giết người, Ono nhận được một bức điện tín từ Cox và Kyoko, nhưng không có thông tin liên lạc nào, để lại một chương đau buồn và khao khát trong cuộc đời họ. Phải đến năm 1994, Kyoko, khi đó đã ngoài 30 tuổi và đang sống như một nghệ sĩ ở Colorado (Mỹ) mới liên lạc với mẹ để có cuộc trò chuyện hàn gắn đầu tiên giữa hai người.Người phát ngôn của Yoko Ono (92 tuổi) nói với tạp chí New York vào năm 1997 rằng Kyoko "thường xuyên đến thăm và họ có mối quan hệ rất tốt đẹp" với Ono và nói thêm: "Họ nói chuyện với nhau mỗi ngày".David Beckham gây sốc đàm phán chiêu mộ Di Maria vì Messi
- Khôi có thể chia sẻ những cảm nhận, trải nghiệm, sở thích cá nhân, nhưng tuyệt đối không công khai chuyện tình cảm cá nhân của mình trên truyền thông, để tránh những soi mói, rắc rối không cần thiết cho bản thân và cho đối phương của mình. Khi nào duyên đến, đám cưới xảy ra, Khôi sẽ chủ động chia sẻ đến công chúng niềm vui, hạnh phúc của mình để khán giả không hối Khôi lấy vợ nữa (cười)...
Gợi ý món ngon từ dưa hấu cho những ngày trời nắng nóng không biết ăn gì
Cô trả lời: "Trong trái tim tôi một tình thương bao la rộng lớn luôn dành cho những người bà, người mẹ, người chị, người em..., họ là những người phụ nữ thật tuyệt vời luôn vì chồng vì con và vì độc lập tự do thống nhất của tổ quốc. Tôi vô cùng tự hào vì được làm người phụ nữ Việt Nam, và điều làm cho người phụ nữ Việt Nam khác với những người phụ nữ khác trên thế giới là được kế thừa truyền thống bao đời nay của dân tộc, cùng những bản sắc văn hóa. Nếu đi giữa năm phương bốn biển, chỉ cần nhìn thấy bóng dáng người phụ nữ mặc chiếc áo dài là biết ngay đó là người phụ nữ Việt Nam…".
Làm người hướng dẫn, báo cáo viên, tập huấn cho nhiều nhà trường, thầy cô và các bậc phụ huynh "cách" chạm đến giáo dục hạnh phúc, lần nào PGS Trần Thị Lệ Thu cũng cố gắng đưa ra những ví dụ gần gũi, dễ hình dung, dễ cảm nhận và dễ làm theo nhất.Không "đao to búa lớn", cô Thu luôn nhắc và hướng dẫn tại chỗ để các thầy cô làm dịu cơn giận bằng cách tập trung vào hơi thở. "Việc hít thở không mất tiền, không ai đánh thuế", cô Thu nói và cho rằng trong lúc hít thở thật sâu ấy, giáo viên lắng nghe bản thân để nhận ra mong muốn, cảm xúc thật nhất của mình. Ẩn bên dưới sự tức giận là sự thương yêu, lo lắng về học sinh của mình chưa ngoan, chưa chăm, chưa giỏi… Vậy thì làm thế nào đừng để sự tức giận bùng lên lấn át cả yêu thương như thường thấy.Lớp học hạnh phúc không phải lớp học hoàn hảo mà nó là tiến trình thay đổi tích cực, liên quan tới nhiều thành tố là giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh học sinh...Có lần đưa ra hình ảnh chú ngựa đang kéo một cỗ xe rất nặng, cô Lệ Thu ví chú ngựa đó là các bạn học sinh, người phải vác nhiều thứ trên đôi vai nhỏ bé: trách nhiệm học hành, tình bạn, tình yêu, sự kỳ vọng của gia đình… Đó là áp lực và cũng là những thách thức lớn mà mỗi học sinh phải gánh vác.Con ngựa thồ nặng nhọc ấy cũng chính là giáo viên hoặc các bậc phụ huynh với rất nhiều gánh nặng: làm thế nào để trở thành chỗ dựa vững chắc về vật chất cũng như tinh thần cho con cái; làm thế nào để con cái biết cách lắng nghe; làm thế nào để giúp con có kết quả học tập tốt...Nếu không có phương pháp phù hợp, không tìm ra được "tiếng nói chung", hai con ngựa ấy sẽ kéo cỗ xe về hai hướng khác nhau, và như vậy, kết quả sẽ khó lòng được như mong muốn.PGS Trần Thị Lệ Thu kể:"Tôi từng bắt gặp một cô giáo ôm tập bài kiểm tra của học sinh, gặp tôi trong hành lang mà nước mắt chảy dài. Cô nói rất thương học sinh, các em bị học hành quá tải, rồi bài kiểm tra nhiều… Nhưng thương cũng chẳng thể thay đổi được, vì muốn thi đỗ thì các em cần học tập và ôn luyện như thế.Chúng tôi sau đó trao đổi với nhau xung quanh việc làm thế nào để "áp lực của học sinh chuyển sang động lực". Vì chỉ khi là động lực thì học sinh mới dễ dàng "chịu tải".Lần gặp lại, cô kể với tôi, cô đã chia sẻ tâm tư và lo lắng này với học sinh. Nhìn thấy cô khóc, nhiều học sinh rất cảm động. Các em suy nghĩ và thấy cô đã thương mình thế thì mình phải cố gắng để không phụ lòng cô. Các em chủ động đề ra kế hoạch ôn tập. Nhiều học sinh gửi cho cô danh sách những vấn đề vướng mắc cần cô giúp đỡ. Cô trò cứ thế trao đổi, cùng làm việc với nhau và các em đã vượt qua áp lực thi cử nhẹ nhàng hơn…".Từ những câu chuyện thực tiễn ấy, khi đi "xây" hạnh phúc, cô Lệ Thu luôn nhắc giáo viên đừng ngại nói ra căng thẳng của mình với cấp trên, với đồng nghiệp và cả với học trò. Cái uy của nhà giáo, với cô Thu, không phải ở sự nghiêm nghị, nghiêm khắc.Thay vì quát mắng, phạt học sinh bằng những hình phạt nghiêm khắc, cứng nhắc, giáo viên cần biết chia sẻ cảm xúc, lo lắng của mình với các em. Nếu nói "cô muốn tìm một cách nào đó phù hợp (hoặc cô chịu rồi đấy), em có cách nào để giúp cô hiểu và làm gì đó tốt hơn cho em không?" thì có thể giáo viên sẽ nhận được tín hiệu "chia sẻ, mở lòng hoặc giúp đỡ" của học sinh."Tôi cũng có lần nói câu đó với một sinh viên. Em đã khóc và nói với tôi về hoàn cảnh của em. Những thông tin em nói làm tôi bất ngờ. Tôi không nghĩ trong hoàn cảnh khó khăn đó mà em vẫn cố gắng trụ được và học tập. Cách giáo viên và học sinh hiểu nhau, tương tác với nhau cũng không quá khó nếu mình tin vào cách làm đúng là lắng nghe để thấu hiểu", PGS Lệ Thu nhìn nhận.Khi được hỏi đồng hành cùng các nhà trường trong việc thực hiện "lớp học hạnh phúc", cô có nghĩ là có thể đạt được mục tiêu này trong bối cảnh giáo dục đang còn quá nhiều bất cập, PGS Lệ Thu nói: "Lớp học hạnh phúc không phải lớp học hoàn hảo mà nó là tiến trình thay đổi tích cực, liên quan tới nhiều thành tố là giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh học sinh…Tuy nhiên, ở môi trường lớp học, mỗi giáo viên có thể tìm một "kế sách" linh hoạt để làm mềm hóa không khí, quan hệ thầy trò, để học trò đứng về phía mình, cùng mình tích cực giải quyết khủng hoảng, giải quyết áp lực".Cô Lệ Thu cho rằng những cái giáo viên đang thiếu, đang cần bổ sung không phải là kiến thức gì đó cao xa mà đơn giản là cách khám phá bản thân, thay đổi bản thân để thích ứng với môi trường công việc, và có "sức đề kháng" (kỹ năng ứng phó) với những vấn đề tiêu cực tác động đến mình.Muốn học sinh hạnh phúc, lớp học hạnh phúc thì chính mỗi giáo viên phải cảm thấy thực sự hạnh phúc với công việc mình đang làm.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 24.4.2024
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.